6 tác dụng không ngờ tới của con ngao

  • 17/11/2023

6 tác dụng không ngờ tới của con ngao

6 tác dụng không ngờ tới của con ngao

  • 1. Giới thiệu sơ lược về con ngao
  • 1.1. Con ngao là con gì?
  • 1.2. Thành phần dinh dưỡng có trong con ngao
  • 1.3. Con ngao khác gì con nghêu? Con ngao có phải là con nghêu không?
  • 2. Tác dụng của con ngao
  • 2.1. Tốt cho tuyến giáp
  • 2.2. Hỗ trợ điều trị viêm khớp
  • 2.3. Duy trì vóc dáng
  • 2.4. Tốt cho sức khỏe tim mạch
  • 2.5. Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
  • 2.6. Tốt cho nam giới
  • 3. Cách nấu ngao ngon không phải ai cũng biết
  • 3.1. Cháo ngao
  • 3.2. Ngao hấp dứa
  • 3.3. Canh ngao nấu rong biển
  • 4. Những ai không nên ăn nga
  • 5. Ăn ngao đúng cách là như thế nào?

Con ngao là loại hải sản đã quá quen thuộc và gần gũi với chúng ta. Động vật 2 mảnh này thường xuyên xuất hiện trong bữa ăn của gia đình Việt, đặc biệt là vào mùa hè. Thế nhưng, những lợi ích mà ngao mang lại hay cách chế biến các món ăn với ngao thì ít bạn biết đến. Do vậy mà đừng bỏ qua bài viết của chúng tôi để có thêm những thông tin bổ ích về loại thực phẩm này nhé.

1. Giới thiệu sơ lược về con ngao

Đã rất nhiều lần nhìn thấy con ngao, số lần ăn cũng không đếm được nhưng bạn có chắc mình hiểu rõ hết về ngao hay chưa? Nếu chưa hay không chắc chắn về câu trả lời của mình thì hãy cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu thêm nha.

1.1. Con ngao là con gì?

Ảnh: Con ngao là con gì?

Ảnh: Con ngao là con gì?

Con ngao là động vật không xương sống hay gọi là động vật nhuyễn thể. Con ngao sống ở cả nước ngọt và nước mặn, là động vật hai  mảnh. Kiếm ăn thông qua việc lọc nước và chiết xuất các chất dinh dưỡng, vi sinh vật làm thức ăn giống như hàu, vẹn hay sò điệp.

Ngao có vị gì?

Ngao sống thường được sử dụng nguyên cả con, vậy là bạn có thể ăn cả phần thịt lẫn phần bên trong. Chân ngao có độ dai cùng với hương vị hải sản, vị tanh, bùi, ngọt rất ngon. Phần còn lại của ngao với kết cấu nhão, vị tanh đỡ hơn chân ngao. Nếu ngao to, chúng sẽ dai hơn trong khi con nhỏ thì mềm hơn.

1.2. Thành phần dinh dưỡng có trong con ngao

Thịt ngao là một trong những thực phẩm mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho con người, nên được nhiều người ưa chuộng. Cụ thể, trong 85 gam ngao có chứa

  • Năng lượng: 63 calo

  • Chất béo: 1g (1% DV)

  • Chất đạm: 11g (22% DV)

  • Axit béo omega-3: 168mg

  • Carbohydrate: 2g (1% DV)

  • Vitamin B12: 42 mcg (700% DV)

  • Sắt: 12mg (66% DV)

  • Mangan: 0,4mg (21% DV)

  • Selen: 20,7mcg (30% DV)

  • Vitamin C: 11,1mg (18% DV)

(% DV: Tỷ lệ phần trăm hàm lượng so với hàm lượng cần thiết của một người trưởng thành cần nạp vào cơ thể trong 1 ngày)

1.3. Con ngao khác gì con nghêu? Con ngao có phải là con nghêu không?

Ảnh: Con ngao khác gì con nghêu?

Ảnh: Con ngao khác gì con nghêu?

Câu hỏi này được khá nhiều người đặt ra và băn khoăn, bởi mỗi vùng miền có cách gọi khác nhau. Tuy nhiên, con nghêu chỉ là cách gọi khác của con ngao. Như vậy, con ngao hay con nghêu chỉ là một mà thôi.

2. Tác dụng của con ngao

Tuy mang một thân hình nhỏ bé mảnh mai, ruột ngao chỉ bằng đầu ngón tay nhưng giá trị dinh dưỡng cũng như tác dụng của ngao đối với sức khỏe con người là vô cùng to lớn. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể từng tác dụng này nhé.

2.1. Tốt cho tuyến giáp

Hải sản cũng là một nguồn cung cấp i ốt. Hàm lượng khoáng chất có trong ngao lớn nên người sử dụng thực phẩm này có thể hấp thu được lượng i ốt cao nhất.

I ốt cần thiết và quan trọng trong việc sản xuất hormone tuyến giáp. Cơ thể không tự tổng hợp ra chất dinh dưỡng này, do vậy bạn phải bổ sung thông qua chế độ ăn của mình.

Nếu i ốt không được bổ sung có thể dẫn đến suy tuyến giáp, thiểu năng trí tuệ ở trẻ, đặc biệt nếu mẹ không tiêu thụ đủ i ốt trong quá trình mang thai thì trẻ sinh ra có nguy cơ cao bị thiểu năng.

Bên cạnh đó, con ngao cũng chứa một lượng đồng khá cao, có tác dụng với i ốt giúp cơ thể sản xuất đủ hormone tuyến giáp.

2.2. Hỗ trợ điều trị viêm khớp

Selen có trong ngao chính là chất dinh dưỡng thiết yếu giúp cơ thể chống lại những cơn căng thẳng do oxy hóa hay sự mất cân bằng dẫn đến các khớp xương bị tổn thương. Trong một số trường hợp, chúng có tác dụng hỗ trợ bệnh gout khá hiệu quả

Ảnh: Con ngao hỗ trợ bệnh gout hiệu quả

Ảnh: Con ngao hỗ trợ bệnh gout hiệu quả

2.3. Duy trì vóc dáng

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu bạn ăn ngao nhiều hơn 2 lần / tuần giúp duy trì vóc dáng, cân nặng được kiểm soát tốt. Ngoài ra, hàm lượng vitamin A có trong ngao cũng giúp bạn có làn da khỏe mạnh hơn.

2.4. Tốt cho sức khỏe tim mạch

Nếu bạn cảm thấy khó chịu với mùi tanh của cá, vậy hãy thay thế bằng ngao bởi hàm lượng omega - 3 trong ngao cũng tương tự như trong cá.

Cứ 85mg ngao cung cấp cho bạn 140mg omega - 3 - hỗ trợ mạch máu, giảm chất béo trung tính, thậm chí giảm các triệu chứng trầm cảm.

Đồng thời giúp giảm nguy cơ phát triển các mảng bám bên trong thành mạch, cản trở quá trình lưu thông máu do đó làm tăng nguy cơ đột quỵ hay đau tim.

2.5. Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể

Nếu bạn đã chán việc bổ sung protein thông qua thịt thì có thể thử ăn ngao nhé. Bởi hàm lượng protein có trong ngao khá lớn. Cứ 100gram ngao là bạn đã bổ sung 50% protein cần thiết cho một ngày hoạt động mệt mỏi rồi đấy.

2.6. Tốt cho nam giới

Ảnh: Con ngao tốt cho sức khỏe nam giới

Ảnh: Con ngao tốt cho sức khỏe nam giới

Trong con ngao có chứa hàm lượng lớn kẽm và selen, chúng rất tốt cho sức khỏe của nam giới trong việc sản xuất tinh dịch và tinh trùng.

Ngao giúp kích thích quá trình tổng hợp testosterone đồng thời tăng khả năng vận động của tinh trùng. Tăng số lượng tinh trùng, giảm khả năng tạo ra tinh trùng biến dạng.

3. Cách nấu ngao ngon không phải ai cũng biết

Bạn đã biết hết những món ngon từ ngao hay chưa? Hay ngao có thể làm món gì ngon? Nếu còn đang băn khoăn bởi những câu hỏi này thì đừng chần chừ mà không đọc tiếp bài viết này nhé.

3.1. Cháo ngao

Ảnh: Cháo ngao thơm ngon

Ảnh: Cháo ngao thơm ngon

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 2kg ngao

  • 30 gam gạo nếp, 200 gam gạo tẻ

  • 1 củ hành khô, gừng, rau răm, mùi tàu

  • Gia vị: nước mắm, hạt tiêu, muối và mì chính

Cách làm

  • Rửa sạch ngao và ngâm với nước muối để sạch cát. Băm nhỏ hành khô. Gừng thái lát mỏng. Thái nhỏ rau răm

  • Luộc ngao với 500ml nước. Ngao chín thì gạn lấy nước và tách lấy phần thịt ngao. Loại bỏ phần ruột đen bên trong và rửa sạch.

  • Gạo nếp và tẻ vo sạch, nấu đến khi nhừ

  • Ngao đem cắt nhỏ và xào cùng với chút dầu ăn, hành tím băm nhỏ đến khi dậy mùi

  • Thời gian ninh cháo là 30 - 45 phút, thịt ngao cho vào và khuấy đến khi cháo dẻo hơn.

  • Cho cháo ra bát, thêm chút rau răm, hạt tiêu và thưởng thức.

3.2. Ngao hấp dứa

Ảnh: Ngao hấp dứa

Ảnh: Ngao hấp dứa

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 1,5 kg ngao

  • 1/2 quả dứa

  • 6 cây sả

Cách thực hiện

  • Rửa sạch ngao, ngâm cùng nước muối khoảng 2 - 3 tiếng để ngao nhả hết cát. Gọt vỏ dứa và cắt miếng vừa ăn. Sả bóc bỏ lá già và thái chéo khoảng 3 - 4 cm.

  • Xếp sả vào nồi hấp, thêm ngao, dứa hấp đến khi ngao bắt đầu mở miệng và tắt bếp

  • Ngao được vớt ra, chấm cùng chút bột canh, muối ớt, hạt tiêu và chanh.

3.3. Canh ngao nấu rong biển

Ảnh: Canh ngao nấu rong biển 

Ảnh: Canh ngao nấu rong biển 

Nếu trong thực đơn hàng ngày của bạn chỉ có món ngao nấu canh chua hay ngao nấu rau cải thì tại sao bạn không thử cách nấu khác đi, ví dụ như ngao nấu cùng rong biển. Món ăn ngày nghe có vẻ lạ nhưng mùi vị mà nó để lại rất đáng để thử đó nha!

Cách nấu canh ngao nấu rong biển cũng dễ thực hiện, bạn có thể vào bếp mà thực hiện được ngay

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Ngao

  • Rong biển

Cách làm

  • Rửa sạch ngao, luộc chín, gạn lấy nước luộc ngao.

  • Nhặt hết ruột ngao, xào sơ qua.

  • Rong biển ngâm 10 phút trong nước rồi vớt ra, rửa sạch, thái miếng vừa ăn.

  • Nấu sôi canh ngao, bỏ rong biển và nêm nếm gia vị cho vừa khẩu vị.

Vậy là bạn đã có bát canh ngao nấu rong biển rồi đấy, thật đơn giản phải không nào? Đây là một gợi ý hay cho những ngày hè nắng nóng đấy.

4. Những ai không nên ăn nga

Ảnh: Những ai không nên ăn ngao

Ảnh: Những ai không nên ăn ngao

Tuy đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người sử dụng nhưng không phải ai ăn ngao cũng đem lại tác dụng giống nhau. Với một số đối tượng đặc biệt thì cần hạn chế ăn ngao

  • Người bệnh gout

Trong thành phần của con ngao chứa nhiều chất đạm, purin, do vậy khi tiêu thụ quá nhiều các chất này sẽ chuyển thành acid uric - nguyên nhân chính gây bệnh gout và làm trầm trọng thêm bệnh

  • Bệnh nhân có tiền sử đau dạ dày, mắc chứng khó tiêu và bệnh thận

Nguyên nhân là do ngao có tính hàn, không tốt cho những đối tượng này.

  • Người bị cảm lạnh

Cũng do tính lạnh của con ngao nên người bị lạnh nên hạn chế ăn ngao, giúp cơ thể giảm tính lạnh.

  • Người bệnh gan

Ở người bệnh gan, khi ăn ngao sẽ dẫn đến tổn thương não do thiếu men oxy hóa, các cơ quan không thể thải lượng đồng dư ra khỏi cơ thể. Vì vậy mà não mà tổn thương, để lại di chứng như vàng da, tay chân run rẩy, chướng bụng,...

  • Phụ nữ mang thai

Trong thức ăn của con ngao có một số chất độc và không bị phân hủy khi nấu chín nên phụ nữ mang thai không nên ăn để ngăn ngừa tổn thương thần kinh và gây khuyết tật cho thai nhi.

  • Người dị ứng ngao

Nếu gặp các triệu chứng trên, bạn không nên sử dụng thực phẩm này đồng thời đến khám tại các cơ sở y tế sớm nhất.

5. Ăn ngao đúng cách là như thế nào?

Ảnh: Ăn ngao đúng cách là như thế nào?

Ảnh: Ăn ngao đúng cách là như thế nào?

Với những giá trị dinh dưỡng mà ngao mang lại nhưng như thế nào mới là ăn ngao đúng cách để tận dụng được hết giá trị dinh dưỡng của nó. Dưới đây sẽ bật mí cho bạn cách ăn ngao đúng cách nhé, hay cũng chính là những chú ý khi ăn nghêu

  • Không được ăn con nghêu chết: Theo nghiên cứu, khi ngao chết sẽ sản sinh ra nhiều vi khuẩn độc hại, điều này đặc biệt không tốt với trẻ nhỏ. Nó có thể gây ra một số các triệu chứng như tiêu chảy, thậm chí là ngộ độc thực phẩm.

  • Không ăn ngao cùng với hoa quả. Nếu ăn đồng thời 2 thực phẩm này có thể dẫn đến tiêu chảy, lạnh bụng hay rối loạn tiêu hóa

  • Không ăn con nghêu và uống bia: Việc sử dụng như vậy sẽ làm tăng acid uric lắng đọng tại các khớp.

  • Hạn chế ăn ngao vào mùa đông. Do ngao có tính hàn, nếu ăn vào mùa lạnh rất dễ bị tiêu chảy

  • Không nên ăn ngao cùng với thực phẩm nhiều vitamin C: asen pentavenlent có trong ngao sẽ kết hợp với vitamin C chuyển thành asen trioxide gây ngộ độc cấp tính, nguy hiểm hơn là đến tính mạng người sử dụng.

  • Khi luộc ngao, nên vớt trước khi chúng mở hoàn toàn, tránh để ngao không bị chín quá.

  • Cách bảo quản ngao tốt nhất là ngâm chúng với nước muối hòa tan tầm 2 - 3 giờ ở nơi thoáng, mát mẻ và độ ẩm phù hợp

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi chia sẻ về con ngao từ tác dụng đến cách chế biến sao cho ngon và giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng.

 

0
Zalo