PHÂN BIỆT ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO THẬT VÀ GIẢ

  • 06/04/2022

PHÂN BIỆT ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO THẬT VÀ GIẢ

 PHÂN BIỆT ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO THẬT VÀ GIẢ

1. Quan sát trực tiếp
• Hình dáng
• Chiều dài
• Vằn khía
• Phần “thảo” trên đầu
• Số chân
• Mắt cắt (phần lưng)
• Dựa vào phần mắt
• Dựa vào màu sắc
2. Phân biệt qua khứu giác
3. Nhận biết bằng xúc giác
4. Phân biệt bằng vị giác
5. Nhộng trùng thảo không phải đông trùng hạ thảo tự nhiên

Cách phân biệt đông trùng hạ thảo thật và giả chính xác và đơn giản nhất

 Đông trùng hạ thảo là 1 loại dược liệu quý được nhiều người tin dùng. Hôm nay, Vinacordy sẽ bật mí các cách phân biệt đông trùng hạ thảo thật và giả vô cùng chính xác, hiệu quả trong bài viết này nhé!

 

1. Quan sát trực tiếp

Hình dáng

Hình dạng bên ngoài của đông trùng hạ thảo trông giống như những con tằm. Phần trùng ở phía đuôi có đường kính to hơn, có vằn xung quanh, màu vàng nâu, vàng sẫm hoặc màu cà phê. Phần thảo phía đầu màu nâu đậm, đường kính mỏng.

Hình dáng

Chiều dài

Tổng chiều dài của mỗi nhánh đông trùng hạ thảo tầm 5 - 8cm. Trong đó, phần thảo dài có chiều dài từ 2 - 3 cm, còn phần trùng khoảng 3 - 5cm.

Chiều dài

Vằn khía

Phần trùng của mỗi đông trùng hạ thảo thường có khoảng 20 - 30 vằn khía. Cứ mỗi 3 vằn sẽ tạo thành 1 nếp gấp và xếp thành vòng quanh thân, các vằn nằm gần phần thảo (phía đầu) nhỏ và sâu hơn.

Nếu là đông trùng hạ thảo giả, sẽ không có điểm khác biệt này, các nếp gấp sẽ bằng phẳng vì dùng khuôn để tạo ra.

Vằn khía

Phần “thảo” trên đầu

Phần thảo của trùng thảo thật có 3 màu: ở phía đầu và cuối phần thảo có màu nâu sẫm đến đen nhẹ, phần giữa nâu cà phê hoặc vàng, màu nhạt và sáng hơn 2 chỗ còn lại.

Đông trùng hạ thảo thật có mối nối giữa phần thảo và đầu của phần trùng khớp hoàn toàn, gắn với nhau một cách tự nhiên và không xuất hiện dấu vết của việc ghép nối. Mùi vị chính của trùng thảo nằm ở phần thảo, nếu bị gãy phần này thì trùng thảo không còn giá trị.

Phần “thảo” trên đầu

Số chân

Trùng thảo hàng thật sẽ có 8 đôi chân ở phần trùng. Đầu phần trùng gần phần thảo sẽ có 3 cặp chân nhỏ, gọi là cặp chân thoái hoá, phía giữa có 4 cặp chân đều và đối xứng nhau, và 1 chân ở phần đuôi.

Trong khi đó, số chân ở đông trùng hạ thảo giả thường có nhiều hơn hoặc ít hơn 8.

Số chân

Mắt cắt (phần lưng)

Đối với trùng thảo tự nhiên, khi cắt ngang sẽ thấy phần lõi có màu trắng, không xơ, giữa lõi có màu đen hình chữ V vì đó là tuyến tiêu hóa của đông trùng hạ thảo.

Mắt cắt (phần lưng)

Dựa vào phần mắt

Đông trùng hạ thảo chính hãng sẽ có màu nâu cánh gián ánh màu đồng ở phần mắt (ngay chỗ tiếp nối giữa phần thảo và trùng), đây là điểm khác biệt rất khó làm giả.

Còn mắt của đông trùng giả sẽ không có chi tiết này, thường là màu đen sậm.

Dựa vào phần mắt

Dựa vào màu sắc

Đông trùng tự nhiên có màu sắc là nâu sẫm, vàng nâu và vàng đồng. Giữa các con trùng thảo tự nhiên có sắc độ giống nhau nhưng vị trí phân bổ màu sắc sẽ khác nhau. Còn các đông trùng giả có màu y hệt, màu rất vàng hoặc rất nâu, không có sự khác biệt.

Dựa vào màu sắc

2. Phân biệt qua khứu giác

Đông trùng hạ thảo thật, gần giống như mùi của nấm rơm hay nấm hương. Bạn sẽ khó phân biệt nếu ngửi qua khi cầm vài con vì mùi rất nhẹ, nhưng nếu mở một hộp chứa nhiều con hơn, thì mùi này sẽ đậm và dễ nhận biết hơn.

Trong khi đó, đông trùng hạ thảo giả lại có mùi nguyên liệu hóa học nhiều hơn, khi đốt lên có mùi gắt và hơi khét. Còn trùng thảo thật khi đốt lại có mùi tanh nhẹ.

Phân biệt qua khứu giác

3. Nhận biết bằng xúc giác

Đông trùng hạ thảo chính hãng rất nhẹ vì chúng đã được sấy khô. Ngược lại, khi để vào lòng bàn tay, đông trùng hạ thảo giả có cảm giác nặng hơn do thường bị nhét thêm lõi chì vào giữa.

Nhận biết bằng xúc giác

4. Phân biệt bằng vị giác

Bạn có thể lấy 1 ít trùng thảo nhai thử. Nếu là đông trùng hạ thảo thật, vị bùi ngậy, hơi tanh, càng nhai càng thơm giống mùi thịt gà. Trong khi đó, đông trùng hạ thảo giả sẽ có ít vị hoặc vị nồng của mùi đất, khi nhai lâu sẽ bị dính răng và cứng giống bột đất sét.

Phân biệt bằng vị giác

5. Nhộng trùng thảo không phải đông trùng hạ thảo tự nhiên

Loại nhộng trùng thảo là các đông trùng hạ thảo được nuôi trồng trong phòng thí nghiệm, có màu cam sáng, thường mọc theo cụm chứ không phải dạng con rời, tuy cũng bổ dưỡng nhưng giá trị y học không cao như các loại đông trùng thảo tự nhiên.

Nhộng trùng thảo có thân màu vàng cam hơi hồng, phần đầu có dạng chùy, được nuôi trồng với các điều kiện kiểm soát chặt chẽ, còn đông trùng hạ thảo tự nhiên mọc ngoài thiên nhiên, có màu nâu vàng hoặc nâu sẫm.

Nhộng trùng thảo không phải đông trùng hạ thảo

Trên đây là các cách phân biệt đông trùng hạ thảo thật và giả chính xác, đơn giản. Hy vọng bài viết mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Chúc bạn phân biệt thành công và chia sẻ kết quả cho Vinacordy nhé!
0
Zalo